Hưởng ứng ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ 2/4

Thứ năm - 28/03/2024 04:46 91 0
Từ năm 2016, "Ngày Việt Nam nhận thức chứng tự kỷ" (2/4) đã được tổ chức nhằm tìm những giải pháp chăm sóc can thiệp và chính sách cho vấn đề tự kỷ của trẻ em. Trong nhiều năm trở lại đây, số lượng trẻ ở Việt Nam mắc chứng tự kỷ gia tăng đáng kể và trở thành một vấn đề xã hội rất đáng quan tâm. Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng, gia đình và xã hội cần phối hợp, quan tâm, đồng hành và có trách nhiệm hơn nữa để trẻ tự kỷ có cuộc sống, tương lai tốt đẹp hơn.


Từ năm 2016, "Ngày Việt Nam nhận thức chứng tự kỷ" (2/4) đã được tổ chức nhằm tìm những giải pháp chăm sóc can thiệp và chính sách cho vấn đề tự kỷ của trẻ em. Trong nhiều năm trở lại đây, số lượng trẻ ở Việt Nam mắc chứng tự kỷ gia tăng đáng kể và trở thành một vấn đề xã hội rất đáng quan tâm. Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng, gia đình và xã hội cần phối hợp, quan tâm, đồng hành và có trách nhiệm hơn nữa để trẻ tự kỷ có cuộc sống, tương lai tốt đẹp hơn. 
1
Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác xã hội của trẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta cần hiểu rằng tự kỷ không phải là một căn bệnh, mà là một đặc điểm riêng biệt của mỗi cá nhân.Trẻ tự kỷ có những khả năng và tiềm năng riêng biệt. Nhiều trẻ có khả năng tập trung cao độ, tư duy logic và sáng tạo. Với sự hỗ trợ phù hợp, trẻ tự kỷ có thể phát triển và hòa nhập vào cộng đồng, trở thành những công dân có ích cho xã hội. Thấu hiểu là chìa khóa để tạo nên một môi trường hòa nhập cho người tự kỷ. Chúng ta cần hiểu rằng mỗi người tự kỷ là một cá nhân độc đáo, với những suy nghĩ, cảm xúc và nhu cầu riêng. Chúng ta cần tôn trọng những khác biệt của họ và hỗ trợ họ phát triển theo cách riêng của mình. Lan tỏa yêu thương là cách để chúng ta thể hiện sự quan tâm và đồng cảm với người tự kỷ. Hãy chấp nhậnbao dung với những khác biệt của họ, khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động xã hội và tạo cơ hội cho họ hòa nhập vào cộng đồng.
Trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ trên địa bàn tỉnh Nghệ An” do Liên Minh Châu Âu tài trợ. Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh tổ chức chương trình:
Hưởng ứng ngày thế giới nhận thức về tự kỷ 2/4
chủ đề: Thấu hiểu và lan tỏa yêu thương.
           1.Thành phần tham gia:  200 người gồm: Giáo viên, trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ đang học tập, can thiệp, công tác tại Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh và các Trung tâm chuyên biệt trên địa bàn Nghệ An.
2. Thời gian và địa điểm:
-Thời gian: 1 buổi, bắt đầu từ 8h ngày 30/3/2024
- Địa điểm: Sân Nội trú – Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh
Số 117- Lê Hồng Phong- Thành phố Vinh
3. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:
Phần 1: Lễ khai mạc:
- Diễn văn khai mạc của đại diện lãnh đạo.
- Tiếp nhận tài trợ
- Trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia
Phần 2: Hoạt động vui chơi giải trí:
  • Chương trình văn nghệ do các đơn vị tham gia
  • Các trò chơi dành cho trẻ em tự kỷ và các bạn cùng trang lứa.
(Ban tổ chức có bố trí GÓC TRAO GỬI YÊU THƯƠNG. tại đó có trưng bàỳ tranh, sản phẩm do trẻ em làm ra; tài liệu, sách tham khảo hỗ trợ phụ huynh. Đăc biệt, tại đó, ban tổ chức đã chuẩn bị sẵn các tấm thiệp để quý vị đại biểu, phụ huynh, thầy cô giáo trao gửi lời yêu thương, bày tỏ cảm xúc, mong muốn, điều ước chuyển đến cộng đồng về người tự kỷ nói riêng và người khuyết tật nói chung)
 Mục đích của chương trình nhằm tăng cường sự hiểu biết về chứng tự kỷ và các đặc điểm của người tự kỷ; Xóa bỏ những định kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người tự kỷ; Khuyến khích sự đồng cảm, thấu hiểu và hòa nhập đối với người tự kỷ; Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc can thiệp sớm cho người tự kỷ; Khuyến khích chính sách và chương trình hỗ trợ người tự kỷ ở mọi lứa tuổi; Kêu gọi sự tham gia của cộng đồng trong việc hỗ trợ người tự kỷ và gia đình họ; Gắn kết các trung tâm chuyên biệt trên địa bàn tỉnh cùng chung tay hỗ trợ trẻ tự kỷ trong cộng đồng; Gắn kết mối quan hệ giữa gia đình và giáo viên, TLV, tạo sự gần gũi, hợp tác chặt chẽ hơn trong can thiệp trẻ.

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây